Sơ lược về tác giả: Nguyễn Du (Sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766– 1820) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt
hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn
hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam, Danh nhân văn
hoá thế giới. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là " Đại
thi hào dân tộc".
Tác phẩm "Truyện Kiều" của ông được xem là một kiệt tác văn học,
một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong văn học Việt Nam.
Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung
Quốc (1814-1820). Lại có thuyết nói
ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn. Thuyết sau được
nhiều người chấp nhận hơn.
Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi.
Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh
Thị (1872),
đều ở thời vua Tự Đức
Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài
nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ
năm 1521 tới năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, nhân vật Từ Hải là
có thật trong lịch sử.
Bản in khắc đầu tiên năm 1920 có tựa chính thức là Đoạn
trường tân thanh, có nghĩa là "tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột".
Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống
của dân tộc Việt. Từ đó, lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh
Kiều, bói Kiều... đã phát sinh trong cộng đồng người Việt. Bên cạnh đó, một
số nhân vật trong truyện cũng trở thành nhân vật điển hình, như:
- Sở Khanh: chỉ những người đàn ông phụ tình.
- Tú bà: chỉ những người dùng phụ nữ để mại dâm, và thu lợi về mình.
- Hoạn thư: chỉ những người phụ nữ có máu ghen thái quá, v.v....
Ngoài ra, Truyện Kiều còn là đề tài cho các loại hình khác,
như âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh, thư pháp,vân vân. Hiện nay, Truyện Kiều
đang được giảng dạy trong môn Ngữ văn lớp 9 và lớp 10 với các đoạn trích được đặt
tên như Cảnh ngày xuân, Trao duyên, Mã
giám sinh mua Kiều,v.v...