Chí Phèo - Nam Cao

Sơ lược về tác giả: Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Trí, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói vị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hi sinh trên dường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).


Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Hiện nay, truyện đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1. Chí Phèo cũng là tên nhân vật chính trong truyện.
Chí Phèo là đứa con hoang bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Một người đi thả lươn nhặt được, đem về cho một bà góa mù. Bà góa mù lại cho bác phó côi không con. Khi bác phó côi mất, Chí Phèo là canh điền cho nhà Bá Kiến. Bà vợ thứ ba của Bá Kiến cứ bắt Chí Phèo lên bóp chân, đậm lưng. Bá Kiến ghen bóng gió nên đẩy Chí Phèo đi tù. Ra tù, Chí Phèo trở về làng Vũ Đại với diện mào và hành động của một con "quỷ dữ". Chí Phèo triền miên trong con say rồi đi đâm chém thuê. Cuối cùng, hắn trở thành tay sai của Bá Kiến. Một hôm, Chí Phèo gặp Thị Nở, một người đàn bàn vừa xấu xí vừa dở hơi. Hai người ăn nằm với nhau. Chí Phèo khát khao có cuộc sống lương thiện cùng Thị Nở. Bà cô Thị Nở không đồng ý. Chí Phèo đau đớn, tuyệt vọng. Chí Phèo cầm dao đến nhà Bá Kiến đời làm người lương thiện rồi lấy dao đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Mọi người trong làng đến xem. Thị Nở cũng đến xem. Thị Nở nhìn xuống, bụng nghĩ tới cái lò gạch cũ bỏ không.

Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đối với người dân khốn khổ. Chí Phèocòn là tiếng kêu cứu thiết tha của người bất hạnh;hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện; họ phải được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chốn khốn cùng, bế tắc, đầy bi kịch xót xa.