Tắt đèn - Ngô Tất Tố

Sơ lược về tác giả: Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với rất nhiều bài báo mang khuynh hướng Dân Chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước Cách mạng. Sau cách mạng, nhà văn tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp. Ngô Tất Tố được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).

Tác phẩm "Tắt đèn"
Câu chuyện trong Tắt đèn diễn ra trong một vụ đốc sưu, đốc thuế ớ một làng quê Đông Xá dưới thời Pháp thuộc. Cống làng bị đóng chặt. Bọn hào lí và lũ tay chân với roi song, dây thừng, tay thước, nghênh ngang đi lại ngoài dường thét trói kẻ thiếu sưu. Tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và nổi lên suốt đêm ngày. Sau hai cái tang liên tiếp (tang mẹ chồng và tang chú Hợi), gia đình chị Dậu tuy vợ chồng “đầu tắt mặt tối’’ quanh năm mà vẫn “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”. Đến nay dã “lên đểu bộc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh”. Anh Dậu lại bị trận ốm kéo dài mấy tháng trời… Không có tiền nộp sưu, anh Dậu đã bị bọn cường hào ” trói như trói chó để yết thị”. Chị Dậu tất tả ngược xuôi chạy vạy, phải đứt ruột bán đứa con gái đầu lòng và ổ chó cho vợ chồng Nghị Quẽ’ để trang trải “món nợ Nhà nước”. Lí trưởng làng Đóng Xá bắt anh Dậu phải nộp sưu cho chú Hợi đã chết từ năm ngoái vì “chết cũng không trốn được nợ Nhà nước”. Bị ốm, bị trói, bị đánh… anh Dậu bị ngất đi, rũ như xác chết, được khiêng trả về nhà. Sáng sớm hôm sau, khi anh Dậu còn “ốm rề ré” đang nghển cố húp cháo thì tay chân bọn hào lí lai ập đến. Chúng lồng lẽn chửi mắng, bịch vào ngực và tát đánh bốp vào mặt chị Dậu. Chị Dậu van lạy chúng tha trói chổng mình. Nhưng tên cai lệ đã gầm lên, rồi nhảy thốc vào trói anh Dậu khi anh Dậu dã lăn ra chết ngất. Chị Dậu nghiến hai hàm ràng thách thức, rồi xông vào đánh ngã nhào tên cai lộ và tên hầu cận li trướng, những kẻ đã “hút nhiều xái cũ”. Chị Dậu bị bắt giải lên huyện. Tri phú Tư Ân thấy Thị Đào có nước da đen giòn, đôi mắt sắc đã giờ trò bỉ ổi. Chị Dậu đã ném cả nắm giấy bạc vào mặt con quỷ dâm ô, rồi vùng chạy… “Món nợ nhà nước” vẫn còn đó, chị Dậu phải đi ở vú. Một đêm tối trời, cụ cố đã ngoài 80 tuổi mò vào buồng chị Dậu. Chị Dậu vùng chạy thoái ra ngoái. trong khi “trời tối đen như mực”…

Tiểu thuyết Tắt đèn đã vạch trền bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Cái xã hội xấu xa ấy đã đẩy người nông dân vào chốn bần cùng phải liều mạng chống lại. Nhưng đồng thời tác phẩm cũng cho thấy vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân, vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.