Sơ lược về tác giả: bà tên thật là Harriet
Elizabeth Beecher Stowe sinh ngày 14/6/1611 mất ngày 1/7/1896, là một nhà văn
người Mĩ gốc Âu tích cực ủng hộ chủ nghĩa bãi nô. Tác phẩm Túp lều của
bác Tôm là tác phẩm xuất sắc nhất của bà.
Tác phẩm Túp lều của bác Tôm viết về những cay đắng khổ cực của người da đen Mĩ trong những năm thế kỉ XIX. Họ là những con người tốt bụng, đẹp đẽ và trung thành. Song, chưa bao giờ họ nhận được sự công bằng từ xã hội. Họ làm việc như những người nô lệ, bị bán rẻ và bị đối xử tàn bạo.
Tác phẩm Túp lều của bác Tôm viết về những cay đắng khổ cực của người da đen Mĩ trong những năm thế kỉ XIX. Họ là những con người tốt bụng, đẹp đẽ và trung thành. Song, chưa bao giờ họ nhận được sự công bằng từ xã hội. Họ làm việc như những người nô lệ, bị bán rẻ và bị đối xử tàn bạo.
Truyện kể về cuộc sống
khổ cực của bác Tôm - một nô lệ da đen trung thành, tốt bụng với tấm lòng vô cùng
cao cả. Ban đầu, bác sống trong một gia đình ấm no, có vợ, có con, có cả những
người chủ da trắng hết mực tôn trọng, yêu quý bác. Họ hứa với bác rằng một ngày nào đó sẽ trả
tự do cho bác. Nhưng đời nào đâu có suôn sẻ như thế? Gia đình người chủ nọ bỉ khủng
hoảng nghiêm trọng và dù rằng người vơ đã khuyên can hết lời, người chồng cũng
rất day dứt nhưng đành phải bán bác cho kẻ buôn người. Bác phải đi qua nhiều
nơi, làm nhiều việc và cuối cùng đã tới được một gia đình có cô con gái bé nhỏ
yêu quý bác. Bác nhận được nhiều thứ, cả tình thương lẫn vật chất đầy đủ.
Nhưng một lần nữa hoàn cảnh lại đẩy bác vào tay một kẻ khác khi cô bé bác
thương yêu như con ruột qua đời. Từ đây, cuộc đời của bác Tôm rơi vào ngõ cụt
thực sự. Tên chủ nhân tàn bạo hành hạ bác, buộc tội cho bác và đặt những định
kiến xấu xa lên người bác. Nhưng bác Tôm vẫn hết lòng trung thành. Tuy vậy, đời
vẫn khắc nghiệt mà khiến bác qua đời vì một cơn hành hạ, đánh đập dã man của
tên chủ khốn khiếp. Bên cạnh đó , truyện cũng đề cập đến câu chuyện tình yêu đẹp
không ngại gian khó của đôi uyên ương nam thanh nữ tú trên con đường chạy trốn
giành lại quyền lợi cá nhân. Và sau tất cả, dù bác Tôm đã qua đời nhưng bác vẫn
được an nghỉ tại nơi mình sinh sống, tại túp lều nhỏ bé, ấm no của
mình, đôi uyên ương nọ cũng đã tự họ tìm lại công bằng, hạnh phúc vô bờ bến
trong cuộc sống.
Cuốn sách đã lên án tố cáo chế độ phân biệt chủng tộc đáng nguyền rủa. Đồng thời cũng vẽ nên một bức tranh về tình yêu thương giữa người và người, không phải chỉ riêng người da đen mà còn với những người da trắng có tấm lòng bao dung rộng lớn.
Tác phẩm cho ta thấy rằng những người da đen cũng giống chúng ta, cũng được phép hưởng quyền lợi của họ, cũng có tình thương yêu gia đình thắm thiết, cũng có một tâm hồn phong phú, có trí thông minh tuyệt vời và có tinh thần đấu tranh gan dạ. Ho đứng về phía tự do, bảo về quyền con người, coi chế độ nô lệ là một chế độ dã man cần xóa bỏ.
Cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm đối với những người Mỹ gốc Phi và tình cảnh nô lệ ở Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp dẫn đến nội chiến Mĩ, góp phần vào thắng lợi của miền Bắc nước Mĩ. Đồng thời cũng là biểu trung cho những đấu tranh tư tường giành độc lập. Cuốn sách quan trong tới mức khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: "Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại".