Lược sử thời gian - Stephen Hawking

Sơ lược về tác giả: Stephen William Hawking (sinh ngày 8 tháng 1 năm 1942) là một nhà vật lý lý thuyếtvũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, hiện là Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge. Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát, và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking). Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải đa vũ trụ về cơ học lượng tử.



Lược sử thời gian (tiếng Anh: A Brief History of Time) là một cuốn sách khoa học phổ thông được viết bởi Stephen W. Hawking và được xuất bản lần đầu tiên bởi Nhóm Xuất bản Bantam Dell vào năm 1988. Nó trở thành một cuốn sách bán chạy nhất với hơn 9 triệu bản được bán trên toàn thế giới. Ngoài ra, nó cũng đã nằm trong bản kê best-seller của tờ London Sunday Times trong suốt bốn năm liền

Cũng có một phim tài liệu cùng tên, được đạo diễn bởi Errol Morris và phát hành trong năm 1991. Nhưng không giống như cuốn sách, phim tài liệu này nói chủ yếu về cuộc đời của Stephen Hawking.

Lược sử thời gian cố gắng giải thích nhiều chủ đề của Vũ trụ học, trong đó có lý thuyết Big BangLỗ đenNón ánh sáng và Lý thuyết Siêu Dây, cho độc giả không chuyên sâu. Mục đích chính của nó là giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về chủ đề, nhưng khác với nhiều sách khoa học phổ thông khác, nó cũng cố giải thích một số ý niệm toán học phức tạp. Tác giả chú thích rằng một biên tập viên đã cảnh báo ông ta rằng cứ thêm một phương trình vào cuốn sách thì số độc giả lại giảm đi một nửa, vì vậy cuốn sách chỉ có một phương trình duy nhất: E = mc². Ngoài sự kiêng cữ của Hawking đối với các phương trình, quyển sách còn làm đơn giản bớt các vấn đề bằng việc thêm vào các tranh minh họa, miêu tả những mô hình và biểu đồ phức tạp.